gamingviet.vn@gmail.com

Danh mục sản phẩm

Những điểm khác nhau giữa PC gaming và PC đồ họa

Những điểm khác nhau giữa PC gaming và PC đồ họa

Những điểm khác nhau giữa PC gaming và PC đồ họa

Trong thế giới công nghệ hiện đại, PC gaming và PC đồ họa đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của các đối tượng người dùng đặc biệt. Từ những game thủ đam mê chơi game và cần một chiếc máy tính có hiệu năng mạnh mẽ để trải nghiệm game một cách tốt nhất, đến những nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp cần một dòng máy tính có khả năng xử lý đồ họa cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sáng tạo của họ. Tuy nhiên, đối với những người không quen thuộc với lĩnh vực công nghệ, sự khác biệt giữa PC gaming và PC đồ họa có thể khá mơ hồ và khó hiểu. Hãy cùng khám phá sự khác biệt giữa hai dòng máy tính này để hiểu rõ hơn về chúng và đáp ứng nhu cầu của mình một cách tốt nhất

  1. Đinh nghĩa về PC đồ họa và PC gaming

♦ PC đồ họa

PC đồ họa, hay còn được gọi là workstation PC, là một dòng máy tính được thiết kế đặc biệt cho các nhu cầu sử dụng đồ họa. Chẳng hạn như dựng video, thiết kế hình ảnh, xử lý âm thanh, render kiến trúc và nhiều hơn thế nữa. Để đáp ứng các yêu cầu đặc thù của ngành đồ họa, các máy tính đồ họa thường được trang bị cấu hình rất cao. Bao gồm các linh kiện chất lượng cao như CPU mạnh mẽ, card đồ họa chuyên dụng và màn hình hiển thị tuyệt vời. Ngoài ra, dung lượng Ram lớn cùng khả năng lưu trữ ấn tượng cùng tốc độ xử lý vô cùng ấn tượng.    

PC đồ họa

PC gaming

PC gaming là dòng máy tính chơi game, có cấu hình khá mạnh so với những chiếc máy thông thường. Máy tính gaming cũng được trang bị các linh kiện chất lượng cao, cùng sự liên kết chặt chẽ với nhau mang đến hiệu năng vô cùng mạnh mẽ và tối ưu cho trải nghiệm chơi game. Điểm đặc biệt của dàn máy tính chơi game là sự tương thích đáng kinh ngạc giữa CPU, card đồ họa và màn hình hiển thị. Cùng với đó màn hình sẽ ưu tiên về tần số quét và tốc độ phản hổi.

  1. Máy tính chơi game và máy tính đồ họa khác nhau điểm gì?

Mục đích sử dụng

Điểm khác nhau dễ nhận biết nhất đó chính là mục đích sử dụng của máy tính đồ họa và máy tính chơi game. 

Máy tính đồ họa sẽ hướng tới những đối tượng như sinh viên đồ họa. Người học đồ họa và dân thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Những người này có cường độ làm việc cao, nên cần độ ổn định trong thời gian dài của bộ máy tính. Các linh kiện trong máy phải đáp ứng. Được nhu cầu đa nhiệm mức độ cao. Những chiếc máy này thường được trang bị các phần mềm đồ họa chuyên nghiệp. Như Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, CorelDRAW, SketchUp, AutoCAD và Blender.

Góc setup pc đồ họa

Còn máy tính chơi game sẽ hướng đến những người yêu thích chơi game. Với khả năng xử lý đồ họa mạnh mẽ và nhanh chóng. Dàn máy tính này cho phép người dùng chơi các trò chơi mới nhất với đồ họa tuyệt đẹp. Và âm thanh chất lượng cao. Ngoài ra, máy tính chơi game cũng có khả năng tùy chỉnh cao. Cho phép người dùng nâng cấp phần cứng của máy tính để đáp ứng nhu cầu chơi game cao cấp. Tiếp theo là khả năng tản nhiệt tốt để kịp thời giảm nhiệt khi máy đột ngột tăng tốc – chính là những lúc combat trong game. Ngoài ra các game thủ còn yêu cầu ngoại hình của máy phải đẹp. Kèm theo là những hiệu ứng ánh sáng ấn tượng.

Góc setup PC gaming

Về CPU

Máy tính đồ họa với đặc thù làm việc đa nhiệm liên tục. Do đó cần sử dụng CPU với đa nhân đa luồng để giúp máy hoạt động mượt mà và hiệu quả hơn. Số lượng nhân và luồng càng lớn. Dòng thông tin trong máy càng được lưu thông liên tục. Từ đó giúp xử lý các tác vụ đồ họa nặng nề trở nên dễ dàng hơn.

Trong khi đó, máy tính chơi game thường không cần đến số nhân. Và luồng nhiều như máy tính đồ họa. Thay vào đó, xung nhịp xử lý là yếu tố quan trọng nhất. Để đáp ứng nhu cầu ép xung khi chơi game với cấu hình cao. Với việc tập trung vào xung nhịp xử lý. Máy tính chơi game có thể đảm bảo các game chơi được mượt mà và tăng hiệu suất đồ họa của game.

Về Card đồ họa

Card đồ họa là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu suất đồ họa trên máy tính. Đối với máy tính đồ họa, yêu cầu về card đồ họa sẽ cao hơn. So với máy tính chơi game. Card đồ họa trên máy tính đồ họa cần phải đáp ứng được yêu cầu về hiệu suất đồ họa. Để giúp tăng tốc độ xử lý các tác vụ đồ họa nặng.

Một chiếc PC đồ họa có thể có hơn một chiếc card đồ họa rời để đáp ứng tốt nhu cầu công việc. Điều này cho phép máy tính đồ họa chạy đa nhiệm. Và xử lý các tác vụ đồ họa nặng nề một cách hiệu quả hơn. Trong khi đó, máy tính chơi game thường chỉ cần một card đồ họa. Để đáp ứng nhu cầu chơi game với cấu hình cao.

Ngoài ra, sẽ có những mẫu card chuyên dành để chơi game và mẫu card hoạt động tốt nhất khi làm việc đồ họa.

Ví dụ

Ví dụ này mô tả rõ sự phân loại mạnh mẽ giữa các dòng card đồ họa của NVIDIA:

  • Dòng Geforce GTX được thiết kế để chơi game nhẹ và làm việc thông thường.
  • Dòng Traycing RTX tối ưu công nghệ hình ảnh và rất được ưa chuộng trong PC gaming.
  • Trong khi đó, dòng Quadro RTX không phù hợp để chơi game. Nhưng lại rất thích hợp để dựng kỹ xảo, làm phim hay thiết kế hình ảnh. Những phân loại này giúp người dùng có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Với nhu cầu sử dụng của mình.

Về Ram và Mainboard

– Ram

+) Máy tính đồ họa thường yêu cầu nhiều RAM hơn để xử lý các tác vụ đồ họa phức tạp. Thông thường, tối thiểu là 8GB RAM, nhưng nên cân nhắc sử dụng 16GB hoặc thậm chí 32GB RAM. Thậm chí với project quá nặng phải yêu cầu RAM 128GB, 256GB,…

+) Máy tính chơi game cũng cần nhiều RAM để đảm bảo chơi game mượt mà, trung bình là  8GB – 16GB RAM.

– Mainboard

Mainboard trên máy tính đồ họa thường có nhiều khe cắm PCIe để hỗ trợ nhiều card đồ họa và tính năng tản nhiệt tốt hơn. Mainboard trên máy tính gaming có tính năng tùy chỉnh và nâng cấp hiệu suất tốt hơn. Lựa chọn mainboard phù hợp với nhu cầu sử dụng để đảm bảo máy tính hoạt động ổn định và hiệu quả.

Về màn hình

Màn hình đồ họa thường có độ phân giải cao. Để hiển thị hình ảnh chi tiết và sắc nét nhất. Ngoài ra, màn hình còn hỗ trợ các tiêu chuẩn màu sắc cao. Như AdobeRGB hay sRGB để đảm bảo màu sắc chính xác. Và đồng nhất trên toàn bộ màn hình. Màn hình cũng có thể được hiệu chỉnh độ sáng. Độ tương phản và màu sắc để đáp ứng nhu cầu làm việc với đồ họa.

Màn hình chơi game thường có tần số quét cao để giảm thiểu hiện tượng giật lag và trải nghiệm chơi game mượt mà hơn. Màn hình gaming cũng thường có độ phân giải cao để hiển thị hình ảnh chi tiết và rõ nét. Ngoài ra, màn hình còn hỗ trợ các công nghệ như G-Sync hoặc FreeSync. Để đồng bộ tần số quét của màn hình với tần số làm mới của card đồ họa, tạo ra hình ảnh mượt mà và tránh hiện tượng tearing.

Góc PC gaming tại Máy tính Bảo Lộc - 1989PC

=> Tổng kết lại có những điểm khác nhau sau đây giữa máy tính đồ họa và máy tính chơi game:

  • Máy tính đồ họa phục vụ thiết kế đồ họa. Máy tính gaming phục vụ chơi game
  • CPU của PC đồ họa cần nhiều nhân nhiều luồng, CPU của PC gaming cần xung nhịp cao
  • Máy tính đồ họa yêu cầu cao hơn về RAM. Card đồ họa và bo mạch chủ so với máy tính chơi game
  • Màn hình PC đồ họa ưu tiên hiển thị hình ảnh. Màn hình PC gaming ưu tiên xử lý hình ảnh

Kết luận

Tổng kết lại, cả hai loại máy tính đều có những đặc tính riêng biệt. Phục vụ cho nhu cầu sử dụng khác nhau. Máy tính đồ họa được thiết kế để xử lý các tác vụ đồ họa. Và làm việc với các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, Illustrator, hay 3DS Max. Trong khi đó, máy tính gaming được tối ưu hóa cho trải nghiệm chơi game tốt nhất. Với khả năng xử lý đồ họa đỉnh cao và hiệu suất cao.

Tuy nhiên, việc lựa chọn giữa hai loại máy tính này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Nếu bạn là một designer chuyên nghiệp. Hãy chọn máy tính đồ họa với khả năng xử lý đồ họa mạnh mẽ để làm việc hiệu quả. Trong khi đó, nếu bạn là một game thủ nghiệp dư. Bạn sẽ cần một máy tính gaming với khả năng đáp ứng được các yêu cầu đồ họa của các tựa game mới nhất. Do đó, việc lựa chọn chiếc PC phù hợp với nhu cầu sử dụng của mỗi người là vô cùng quan trọng.

Nếu bạn có nhu cầu muốn mua máy ráp sẵn hay build máy theo yêu cầu. Hãy liên hệ Máy tính Bảo Lộc – 1989PC qua hotline 0889 397 398 hoặc đến địa chỉ 759 Trần Phú – B’Lao TP.Bảo Lộc – Lâm Đồng ngay nhé!